Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

[Thế giới-BizLive] - Ngoại trưởng Nga: Moscow không có ý định xâm lăng Ukraine

BizLIVE - Ngoại trưởng Nga tuyên bố Moscow không có kế hoạch đưa binh sĩ vượt qua biên giới vào Ukraine.


Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov

Ông Sergei Lavrov hôm nay nói trên đài truyền hình nhà nước rằng Moskova tuyệt đối không có ý định và không hề muốn vượt qua biên giới của Ukraine sau khi đã chiếm bán đảo Crimea. Tuyên bố này được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin gọi điện thoại cho Tổng thống Barack Obama để thảo luận về một đề nghị của Mỹ nhằm giải quyết vụ khủng hoảng Ukraine. Các giới chức Mỹ nói rằng đề nghị xoa dịu căng thẳng này được phối hợp chặt chẽ với chính phủ Ukraine. Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Obama đề nghị Tổng thống Putin đưa ra một phúc đáp bằng văn bản đối với giải pháp ngoại giao mà Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã trình bày với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hồi đầu tuần này. Các giới chức Washington không cho biết chi tiết về đề nghị đó, nhưng trong thời gian qua Hoa Kỳ đã thúc giục Nga rút binh sĩ ra khỏi các căn cứ ở Crimea và để cho quan sát viên quốc tế tới vùng này để bảo đảm khối người Ukraine thiểu số ở đó được an toàn. Ông Kerry và ông Lavrov theo dự kiến sẽ họp lại với nhau trong những ngày sắp tới để bàn về những bước kế tiếp. Trong cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình CBS trước đó trong ngày thứ sáu, ông Obama nói rằng những hành động quân sự của Nga gần biên giới Ukraine có thể là một mưu toan nhằm đe dọa Ukraine. Trong khi đó, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon cho biết ông Putin đã bảo đảm với ông là Nga không có ý định thực hiện thêm những hành động bên trong lãnh thổ Ukraine. Người gốc Nga chiếm đa số ở Crimea đã bỏ phiếu để tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga hồi đầu tháng này trong một cuộc trưng cầu dân ý mà các cường quốc Tây phương nói là bất hợp pháp. Cũng trong ngày thứ sáu, Nga nói rằng việc Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết không thừa nhận sự sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga là “phản tác dụng”. Bộ Ngoại giao Nga nói rằng nghị quyết của Đại hội đồng Liên hiệp quốc chỉ làm cho việc giải quyết vụ khủng hoảng nội bộ của Ukraine trở nên phức tạp hơn. Tổng thống Ukraine bị lật đổ Viktor Yanukovych hôm qua đề nghị tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý để xác định qui chế của mọi khu vực của Ukraine. Ông nói rằng một cuộc trưng cầu dân ý trên cả nước, chứ không phải là một cuộc bầu cử tổng thống trước hạn kỳ, mới có thể giúp cho Ukraine được ổn định và có thể bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

[Thế giới-Kênh 14] - Tàu Trung Quốc tìm thấy 3 mảnh vỡ tình nghi của MH370

Ngày hôm nay, tàu Trung Quốc đã tìm thấy 3 vật thể trôi nổi được nghi là của MH370 tại khu vực nam Ấn Độ Dương.

Ngày hôm nay, truyền thông Trung Quốc đưa tin các tàu tìm kiếm MH370 đã tìm thấy những vật thể trôi nổi được nghi là của chiếc máy bay mất tích cách đây hơn 3 tuần.
Hãng tin Xinhua đưa tin một máy bay Ilyushin IL-76 của Trung Quốc phát hiện các vật thể màu đỏ, trắng và cam nổi trên vùng biển tìm kiếm máy bay mất tích ở phía nam Ấn Độ Dương. Xinhua đưa tin màu sắc những mảnh vỡ này tương đồng với màu sơn chiếc Boeing 777 mất tích.

Khu vực tìm kiếm MH370.

Hãng CBS News dẫn lời một số nguồn tin cho biết 2 chiếc tàu - gồm 1 chiếc của Trung Quốc, 1 chiếc của Australia - đã tiếp cận và vớt được những vật thể này trong khi đang đi tìm kiếm chiếc máy bay MH470. Cũng theo nguồn tin này, các quan chức Australia chưa đưa ra khẳng định những mảnh vỡ này có thuộc về chuyến bay MH370 hay không.
Phản ứng trước thông tin này, Cơ quan An toàn Hàng hải Australia cho biết "Tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi vẫn chưa trục vớt được vật thể nào liên quan đến MH370.

Tàu Trung Quốc đã tìm thấy 3 mảnh vỡ nghi của MH370.
(Theo Dailymail)

[Thế giới-BizLive] - Đài Loan kêu gọi “đại biểu tình” chống Trung Quốc

BizLIVE - Người biểu tình Đài Loan kêu gọi ‘đại tuần hành’ vào cuối tuần này để gây sức ép buộc Tổng thống Mã Anh Cửu dừng hiệp định thương mại gây tranh cãi với Trung Quốc.


Thủ tướng Đài Loan quyết định dùng vũ lực với người biểu tình do 'nguy hại tới an ninh'

Người biểu tình, phần đông là sinh viên, đã chiếm tòa nhà Quốc hội trong gần một tuần và thúc giục người Đài Bắc xuống đường vào Chủ nhật 30/03 sau khi không đạt được thỏa hiệp với chính quyền Quốc dân đảng. “Ông Mã không thành thật. Một mặt ông ta sẵn sàng nói chuyện, nhưng mặt khác Quốc dân đảng lại không nhượng bộ về hiệp định với Trung Quốc,” lãnh đạo giới sinh viên Lâm Phi Phàm cho biết trong buổi họp báo bên ngoài Quốc hội. “Chúng tôi muốn cho ông Mã biết nguyện vọng của nhân dân và yêu cầu giới chính trị gia phải có trách nhiệm và dám đối mặt với công chúng.” Hiệp định thương mại với Trung Quốc ký vào tháng Bảy, được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh thương mại dịch vụ giữa Đại lục và Đài Loan, vốn bị chia cắt 65 năm trước, sau cuộc nội chiến. Người biểu tình cho rằng thỏa thuận này sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế Đài Loan và đẩy hòn đảo này vào tầm ảnh hưởng lớn hơn từ Bắc Kinh. Họ yêu cầu hủy bỏ hiệp định trên và đề nghị đưa ra bộ luật kiểm soát tất cả các thỏa thuận với Trung Quốc. Ông Lâm nói rằng người biểu tình sẽ không từ bỏ cho đến khi yêu cầu được đáp ứng. “Sẽ không có điểm kết nào cả,” Ông Lâm nói. “Chúng tôi chỉ chấm dứt khi chính quyền của ông Mã chấp thuận các yêu cầu. Chúng tôi đang tuyên chiến với chính phủ.” 'Hành động nguy hại' Người biểu tình chiếm Quốc hội vào thứ Ba tuần trước và nhanh chóng thu hút được rất đông người ủng hộ. Nhiều thời điểm có tới hơn 10.000 người tập trung bên ngoài tòa nhà Quốc hội. Một nhóm người biểu tình quá khích cố gắng xông vào tòa nhà chính phủ gần đó, nhưng bị chặn lại bởi cảnh sát chống bạo động và vòi rồng. Bạo lực làm tăng thêm căng thẳng khi Thủ tướng Đài Loan Giang Nghi Hoa bảo vệ quyết định dùng vũ lực, cho rằng chính phủ “không thể ngồi yên và chấp nhận những hành động nguy hại tới an ninh quốc gia và trật tự xã hội.” Tổng thống Mã Anh Cửu và lãnh đạo người biểu tình nói hôm thứ Ba 25/03 rằng hai bên sẵn sàng đối thoại, nhưng không đạt được thỏa thuận nào về cách tiến hành. Ông Mã cảnh báo rằng thất bại trong việc phê chuẩn hiệp định với Trung Quốc sẽ làm tổn hại đến nền kinh tế Đài Loan, quốc gia phụ thuộc nhiều vào thương mại, trong bối cảnh các liên kết kinh tế khu vực đang ngày càng được mở rộng đẩy Đài Loan vào thế cô lập. Thỏa thuận trên tiếp nối Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế được ký kết vào năm 2010 nhằm gỡ bỏ dần rào cản thương mại giữa Đài Loan và Trung Quốc. Kể từ khi nắm quyền vào năm 2008, ông Mã Anh Cửu đã có nhiều chính sách cải thiện mối quan hệ với Bắc Kinh. Ông tái đắc cử vào tháng 1/2012. Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ cần được thống nhất, dù phải sử dụng đến vũ lực.

[Thế giới-Dân Việt] - Ngoại trưởng Nga - Mỹ sẽ sớm gặp nhau

Tiếp theo những thỏa thuận đạt được bởi Tổng thống Nga và Mỹ, Ngoại trưởng Sergei Lavrov và người đồng nhiệm John Kerry sẽ gặp nhau trong thời gian gần nhất, nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga hôm nay (29.3).


Ngoại trường Nga và Mỹ sẽ có cuộc gặp trong tương lai rất gần để thảo luận về tình hình tại Ukraine.
"Thời gian và địa điểm của cuộc gặp đang được thảo luận", tin từ Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

Các nguồn tin từ báo chí phương Tây cho biết ông Kerry đang hướng về Paris nơi ông dự kiến có cuộc gặp với người đồng nhiệm Lavrov trong vài ngày tới nhằm thảo luận về tình hình tại Ukraine.

Trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama trong ngày hôm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có gợi ý về một cuộc thảo luận quốc tế nhằm ổn định tình hình ở Ukraine.

Ông Putin và ông Obama đã có chung mối quan ngại rằng cơn thịnh nộ của các phần tử cực đoan đang tiếp diễn sẽ đe dọa đến người dân, chính quyền và sự tôn trọng đối với luật pháp tại nhiều vùng ở Kiev, nguồn tin từ cơ quan báo chí Điện Kremlin cho biết.

Tổng thống Nga và Mỹ cũng đã thống nhất rằng những giải pháp cụ thể để đạt được công việc chung sẽ được Ngoại trưởng hai nước thảo luận trong thời gian rất gần.

Cũng trong ngày 29.3, ông Kerry đã có cuộc điện đàm với ông Lavrov để thao luận về cuộc khủng hoảng ở Ukraine và dàn xếp cho cuộc gặp sắp tới nhằm giải quyết vấn đề này.

"Tiếp theo cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga và Mỹ, ông Lavrov và ông Kerry đã tiếp tục thảo luận về khủng hoảng tại Ukraine và chuẩn bị lịch gặp nhằm giải quyết vấn đề này", Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

[Thế giới-VOH] - Triều Tiên đe dọa thử hạt nhân kiểu mới

Ngày 30/3, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên lên tiếng sẽ thực hiện một vụ thử hạt nhân "kiểu mới" để đáp trả việc mới đây Liên Hợp Quốc lên án các vụ phóng tên lửa đạn đạo của nước này.


Hình ảnh một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên (Ảnh: AP)

Hãng thông tấn KCNA của Hàn Quốc dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Triều Tiên khẳng định, nước này sẽ tiến hành một vụ thử hạt nhân theo "một hình thức mới" để tăng cường hơn nữa sự răn đe hạt nhân của nước này.

Tuyên bố cũng đồng thời cảnh báo Mỹ không nên có những “hành động thiếu suy nghĩ” khi can thiệp vào tình hình ở bán đảo Triều Tiên và Mỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu khu vực này xảy ra một “thảm họa” nào đó.


[Thế giới-BizLive] - Hạm đội Biển Đen Nga tiếp nhận thủy thủ của Hải quân Ukraine

BizLIVE - Theo Tiếng nói nước Nga, thủy thủ đoàn của tàu Hải quân Ukraine chuyển sang phía Nga sẽ được đào tạo lại.


Photo: RIA Novosti

Theo Tiếng nói nước Nga, thủy thủ đoàn của tàu Hải quân Ukraine chuyển sang phía Nga sẽ được đào tạo lại.

Thủy thủ đoàn của tàu chiến và các quân nhân đơn vị tuần biển vốn thuộc Hải quân Ukraine đã nêu nguyện vọng tiếp tục phục vụ trong Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ được theo học các khóa đào tạo trong hệ thống các trường thuộc Trung tâm đào tạo-nghiên cứu của Hải quân Nga.

Quyết định tương ứng sẽ được thông qua trong thời gian gần tới. Trình độ đào tạo chuyên môn cho tất cả các cấp nhân sự của Hải quân Ukraine thấp hơn nhiều so trình độ đào tạo của cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nga.

Hơn nữa, các thủy thủ người Ukraine trên thực tế không có thâm niên đi biển, vì các tàu của Hải quân Ukraine hiếm khi thực hiện nhiệm vụ trên đại dương.

[Thế giới-VietnamNet] - Thế giới 24h: "Nga không vượt biên giới sang Ukraina"

Tìm thấy nhiều vật thể nhưng vẫn chưa phát hiện manh mối chiếc MH370, nhiều hoạt động ngoại giao tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukraina, Bangkok tiếp tục hứng chịu làn sóng biểu tình, thế giới hưởng ứng giờ trái đất...

Tin nổi bật



Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định, Moscow không có ý định đưa quân vào Ukraina.

Tuyên bố trên của ông Lavrov được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ và người đồng nhiệm Nga thảo luận về giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng tại Ukraina.

Bản kế hoạch được Mỹ ủng hộ kêu gọi Nga chấm dứt đưa quân tới biên giới và rút lực lượng quân sự khỏi Cưm.

Ông Lavrov cho biết thêm Nga sẵn sàng bảo vệ 'quyền của người Nga và những người nói tiếng Nga ở Ukraina, bằng mọi phương tiện chính trị, ngoại giao, luật pháp".

Các diễn biến liên quan:

- Nhà cựu vô địch quyền Anh Vitaly Klitschko đã quyết định từ bỏ cuộc đua vào chiếc ghế Tổng thống Ukraine vào tháng Năm tới, và thay vào đó sẽ ủng hộ ứng viên là doanh nhân Petro Poroshenko.

- Cộng đồng người Tatar ở Crưm ngày 29/3 đã tổ chức một cuộc trưng cầu nhằm đẩy mạnh quyền tự trị sau khi bán đảo này được sáp nhập vào Nga.

- Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất với người đồng cấp Mỹ Barack Obama rằng cộng đồng quốc tế có thể xem xét các bước đi chung để xoa dịu tình hình ở Ukraina.

- Tổng thống Ukraina bị lật đổ Viktor Yanukovych kêu gọi các khu vực tại Ukraina tổ chức trưng cầu dân ý về cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.

- Nga kêu gọi cộng đồng quốc tế đánh giá tình trạng vi phạm nhân quyền tại Ukraina

- Nga bắt đầu các bước chuẩn bị chấm dứt hiệp đinh song phương với Ukraina liên quan đến tình trạng và hoạt động của Hạm đội Biển đen.

Máy bay MH 370 - hàng trăm vật thể, không manh mối



Các tầu tìm kiếm của Trung Quốc và Australia đã không thể xác định được mảnh vỡ của chiếc máy bay mất tích MH370 trên vùng tìm kiếm mới trên Ấn Độ dương.

Cơ quan hàng hải Australia cho biết, cả 2 tầu đã vớt được các vật thể nhưng không vật thể nào được xác định thuộc chiếc máy bay MH370.
Máy bay của Trung Quốc cũng đã tìm kiếm tại khu vực mới, và phát hiện thêm nhiều vật thể.

Tin vắn

Các tay súng Taliban đã tấn công trụ sở ủy ban bầu cử Afghanistan tại Kabul.

Một bé gái 5 tuổi đã thiệt mạng và 16 người khác bị thương trong vụ nổ tại tỉnh Balochistan, Pakistan.

Một phóng viên đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa những biểu tình chống chính phủ và lực lượng an ninh tại phía đông Cairo, Ai Cập.

Lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko đã tiếp Tổng thống tạm quyền Ukraina Oleksandr Turchynov trong một cuộc hội đàm bất ngờ.

Triều Tiên tuyên bố mối quan hệ với Hàn Quốc một lần nữa bị đẩy vào một giai đoạn "thảm họa" đồng thời cảnh báo việc Hàn Quốc rải truyền đơn chống Bình Nhưỡng có thể làm nổ ra một cuộc chiến tranh.

Các nơi trên thế giới hưởng ứng giờ trái đất.

Báo Der Spiegel đưa tin, Cục an ninh quốc gia Mỹ (NSA) hiện đang giữ 300 báo cáo về Thủ tướng Đức Angela Merkel trong ngân hàng dữ liệu về nhiều nguyên thủ quốc gia.

Slovakia đã tiến hành cuộc bầu cử tổng thống vòng hai.

Ảnh ấn tượng



Rạng sáng nay. toàn bộ khu vực Nam California, trong đó có thành phố Los Angeles đã trở nên náo loạn bởi một trận động đất mạnh hơn 5 độ richter cùng hơn 100 dư chấn. Nhiều xe ô tô bị lật.



Hưởng ứng giờ trái đất, cầu cảng Syney, Australia đã trở thành một trong những địa điểm đầu tiên tắt điện trong chiến dịch môi trường do do Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế WWF tổ chức.

Phát ngôn

"Chúng ta hoàn toàn không có ý định - hoặc thích thú - vượt sang biên giới Ukraina", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Rossiya 1 của Nga.

Ngày này năm xưa

30/3/1258 – Vua Trần Thái Tông nhượng lại hoàng vị triều Trần cho Thái tử Trần Hoảng, Trần Thái Tông trở thành Thái thượng hoàng.

30/3/1867 – Đại diện của Đế quốc Nga và đại diện của Hoa Kỳ ký hiệp định về việc Nga nhượng lãnh thổ Alaska cho Hoa Kỳ với giá 7,2 triệu đô la Mỹ.

Hồng Hà